Bơm áp lực NLMT được coi như một dạng đặc biệt của các dòng máy bơm nước thông thường. Với hình dạng và cấu tạo gần như tương tự, điểm khác biệt duy nhất và lớn nhất của bơm áp lực có lẽ chính là khả năng hút sâu và đẩy cao, tạo nên áp lực lớn cho việc hút nước dưới những giếng rất sâu.
Bơm áp lực năng lượng mặt trời
Bơm áp lực năng lượng mặt trời là gì
Bơm áp lực năng lượng mặt trời là dòng bơm chuyên dụng năng lượng mặt trời, với động cơ được sản xuất để chạy điện 1 chiều DC, có khả năng chạy trực tiếp với tấm pin, không cần thông qua hệ thống biến tần phức tạp
Cũng như những dòng bơm điện lưới thông dụng chạy điện xoay chiều, bơm áp lực năng lượng mặt trời có ưu thế lớn về áp lực nước so với bơm lưu lượng.
Với việc thiết kế cánh quạt dạng đa tầng, thu nhỏ họng ra của bơm, bơm áp lực năng lượng mặt trời có thể đẩy nước đi cao và xa hơn hẳn so với máy bơm khác cùng công suất
Các loại bơm áp lực năng lượng mặt trời thông dụng
- Bơm áp lực năng lượng mặt trời thả chìm
Bơm áp lực năng lượng mặt trời thả chìm thường thấy nhất chính là hệ thống bơm hỏa tiễn. Những hệ thống bơm hỏa tiễn đều thường có cột áp rất cao so với bơm nổi, để đáp ứng việc đẩy nước lên cao từ giếng khoan
Tuy nhiên, Bơm hỏa tiễn năng lượng mặt trời cũng được các nhà sản xuất phân loại rất rõ ràng thành 2 dòng bơm chính là bơm hỏa tiễn lưu lượng và bơm hỏa tiễn áp lực.
Đặc điểm phân biệt cả bơm hỏa tiễn áp lực có thể nhận thấy ngay từ hình dáng của bơm, bơm hỏa tiễn áp lực thường có thân bơm dài và thân bơm nhỏ hơn bơm lưu lượng, sử dụng thiết kế bơm đa tầng cánh, với họng ra thường là 49 hoặc nhỏ hơn, mọi đặc điểm thiết kế trên đều tập trung để đảm bảo tối ưu hóa áp lực nước
Ví dụ cùng 1 công suất bơm áp lực năng lượng mặt trời 3 ngựa, ta có thể thấy rõ sự khác biệt về thông số lưu lượng và cột áp của bơm như sau:
-
Bơm áp lực năng lượng mặt trời đặt nổi
Bơm đặt nổi năng lượng mặt trời nhìn chung không thể có cột áp cao ngang với bơm hỏa tiễn năng lượng mặt trời cùng công suất, tuy nhiên cũng có nhiều loại bơm có khả năng đẩy cao lên đến 30-40m, để đáp ứng việc đẩy béc tưới hoặc đẩy nước lên các nhà nhà cao tầng
Đặc điểm chủ yếu để nhận biết bơm áp lực năng lượng mặt trời đặt nổi là kích thước ống hút và ống đẩy. Với bơm lưu lượng. kích thước họng bơm rất lớn, thường lên đến phi 60 với bơm 1HP hoặc phi 90 với bơm 2HP, tuy nhiên với bơm áp lực năng lượng mặt trời, kích thước họng bơm được thu nhỏ chỉ còn phi 49, phi 34 hoặc nhỏ hơn
Bơm lưu lượng đặt nổi thường dùng để bơm nước từ sông vào hồ, hoặc bơm nước xả ruộng lúa theo phương ngang, do đó không cần cột áp quá lớn mà chỉ lưu lượng lớn
https://www.youtube.com/watch?v=GRke6I8xiGg
Trong khi đó Bơm áp lực thường được sử dụng để tưới đẩy béc, bơm từ suối đẩy đồi dốc, bơm hút nước sâu hoặc bơm đẩy nước lên các nhà cao tầng, do đó cần áp lực nước mạnh
Ưu nhược điểm của bơm áp lực năng lượng mặt trời
- Ưu điểm
Về mặt chi phí bơm áp lực năng lượng mặt trời có thể vận hành hoàn toàn không tốn tiền điện, tiền dầu, chi phí sửa chữa bảo trì máy nổ.
Độ bền của hệ thống máy bơm áp lực năng lượng mặt trời cũng rất tốt, chỉ riêng hệ thống tấm pin cũng luôn được các nhà cung cấp đảm bảo thời gian bảo hành từ 20 năm trở lên, tạo sự yên tâm cho người sử dụng lâu dài
Về mặt kĩ thuật, bơm áp lực năng lượng mặt trời cũng có nhiều ưu thế vượt trội so với các dòng bơm khách, có thể kể đến như:
– Với cột áp lớn, bơm có thể đẩy nước đến các vị trí rất cao và xa vơi với vị trí lấy nước
– Kích thước bơm đa dang, bơm áp lực năng lượng mặt trời thả giếng (bơm hỏa tiễn) thường có thân bơm dài, đường kính nhỏ, nên có thể phù hợp với nhiều loại kích thươc giếng khoan, kể cả các giếng khoan có đường kính nhỏ như phi 90
-
Nhược điểm
Nhìn chung về mặt tài chính dài hạn, bơm áp lực năng lượng mặt trời chắc chắn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người dùng so với bơm chạy điện lưới hoặc chạy máy dầu. Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống bơm áp lực năng lượng mặt trời cần chi phí khá cao so với bơm thông dụng, đây có thể là rào cản đối với 1 số chủ vườn có nguồn tài chính hạn chế
Về mặt kĩ thuật, bơm áp lực năng lượng mặt trời có cột áp rất cao, tuy nhiên lưu lượng nước bơm được lại kém các dòng bơm khác. Với các địa hình bơm bằng phẳng hoặc mực nước trong giếng không quá sâu và nếu nhu cầu lưu lượng của người dùng lớn thì loại bơm này lại không phu hợp
Những điểm cần lưu ý khi chọn bơm áp lực năng lượng mặt trời
-
Lưu ý đề điều kiện địa hình, nguồn nước
Khi xem xét lựa chọn bơm áp lực năng lượng mặt trời, bạn cần dựa trên địa hình thực tế tại vườn, nguồn nước là nước ao hồ hay nước giếng, để chọn được loại bơm phù hợp
Nếu nguồn nước có sẵn là nước mặt như sông suối, ao hồ, bạn có thể chọn các loại bơm đặt nổi để hút và đẩy nước đi tới vị trí cần. Công suất máy bơm sẽ được lựa chọn dựa theo địa hình thực tế, nếu vườn rộng như địa hình bằng phẳng thì có thể bạn ko cần máy bơm công suất và cột áp quá cao. Tuy nhiên nếu địa hình cần bơm đẩy dốc lên cao (như ở các nương rẫy) thì sẽ cần bơm có công suất lớn tương ứng
Nếu tại vườn không có nguồn nước mặt, bạn cần phải khoan giếng sâu để lấy nước, hoặc có nguồn nước mặt, tuy nhiên độ dốc đẩy nước quá cao và xa thì bơm hỏa tiễn là lựa chọn phù hợp
Dựa vào chiều sâu của giếng khoan và mực nước thực tế trong giếng, độ xa, độ dốc của vườn, bạn cần chọn loại bơm phù hợp để đảm bảo nước có thể đẩy lên vị trí mục tiêu với lưu lượng cần thiết
-
Lưu ý về nguồn điện
Có nhiều giải pháp để chạy Bơm áp lực năng lượng mặt trời, bạn cần xem xét điều kiện thực tế để lựa chọn phương pháp phù hợp
Nếu vị trí vườn bạn ở khu vực có điện lưới, và nguồn điện này đủ để bạn chạy bơm đáp ứng nhu cầu thì bạn có thể sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời bám tải để chạy cho máy bơm áp lực mà bạn đang sử dụng, hệ thống này có ưu điểm là sẽ đảm bảo bơm hoạt động ổn định cả ngày nếu cần (do có điện lưới bù vào khi năng lượng mặt trời yếu) và tiết kiệm được lượng tiền điện trong thời gian dùng năng lượng mặt trời
Lắp đặt Hệ thống bơm áp lực NLMT bám tải nối với điện lưới
Tuy nhiên nếu bạn ở khu vực không có điện lưới, hoặc nguồn điện không đủ để chạy bơm công suất theo nhu cầu, thì việc sử dụng hệ thống bơm áp lực năng lượng mặt trời độc lập là điều bắt buộc. Khi đó máy bơm sẽ hoạt động trực tiếp với Năng lượng mặt trời mà không thông qua điện lưới, nhờ đó có thể lắp đặt ở các vị trí hẻo lánh, xa khu dân cư. Tuy nhiên do hệ thống chạy trực tiếp với năng lượng mặt trời nên không thể hoạt động vào ban đêm, và máy bơm sẽ chạy với cường độ thay đổi theo mặt trời
Lắp đặt Hệ thống Bơm áp lực NLMT chạy bơm độc lập
-
Lưu ý về kích thước bơm áp lực NLMT
Một lưu ý nhỏ tuy nhiên rất quan trọng khi xem xét lựa chọn bơm áp lực năng lượng mặt trời đó là kích thước của bơm.
Với bơm áp lực năng lượng mặt trời đặt nổi thì kích thước có thể không ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên với bơm hỏa tiễn thả giếng, việc chọn kích thước bơm không phù hợp với đường kính của giếng sẽ gây ra những vấn đề lớn cho người sử dụng
Hiện nay kích thước bơm hỏa tiễn thông dụng nhất là 4 inch, để bỏ vừa bơm này, đường kính giếng khoan cần ít nhất là 120mm
Nếu kích thước giếng khoan nhỏ hơn và người dùng vẫn lựa chọn mua bơm 4inch thì việc thả máy bơm sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và rủi ro kẹt bơm dẫn đến hỏng luôn giếng khoan là rất lớn
Với các giếng khoan kích thước nhỏ như đường kính phi 90 hoặc phi 60 thì bơm 4inch hoàn toàn không bỏ vừa, người dùng phải lựa chọn các dòng bơm kích thước 3 inch hoặc 2 inch
-
Lưu ý về thông số kĩ thuật lưu lượng, cột áp bơm áp lực NLMT
Lưu lượng và cột áp của bơm là những thông số kĩ thuật mà bạn cân lưu lý đầu tiên trước khi quyết định lựa chọn bơm
Dưa vào địa hình thực tế, và biểu đồ lưu lượng – cột áp của máy bơm, bạn sẽ tính toán được tương đối chính xác lưu lượng nước bơm được ở cuối đường ống, từ đó quyết định lựa chọn loại bơm phù hợp với nhu cầu lưu lượng cần thiết
Mọi chi tiết quý khách hàng hãy liên hệ với CHEAPEA thông qua các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
CÔNG TY TNHH TM&DV CHEAPEA
Địa chỉ: 564 Liên Phường, TP Thủ Đức, TPHCM
Điện thoại: 0949 17 2016
Fax: 0949 17 2016
Email: info@cheapea.vn
Website: https://cheapea.vn
Theo dõi Cheapea tại: