Hiện nay, theo mục đích và nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời thì có 3 giải pháp chính cho loại hình điện mặt trời áp mái, đó là: Điện mặt trời hoà lưới trưc tiếp ( Hoà lưới không có lưu trữ); Điện mặt trời độc lập ( Lưu trữ) và Điện mặt trời kết hợp hợp Hybrid ( Hoà lưới có lưu trữ). Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi hộ gia đình sẽ lựa các giải pháp lắp đặt khác nhau.

Điện mặt trời hoà lưới trưc tiếp ( Hoà lưới không có lưu trữ):
Hệ thống dùng Pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh nắng và chuyển thành dòng điện DC một chiều. Sau đó, Inverter (Bộ hòa lưới) sẽ chuyển đổi dòng điện DC (một chiều) đó thành dòng điện AC (xoay chiều) cùng pha, cùng tần số và điện áp để hòa vào lưới điện cung cấp cho người sử dụng.

Tại một thời điểm nào đó, khi mà sản lượng điện từ hệ thống ĐMT sản sinh ra nhiều hơn nhu cầu của phụ tải thì sẽ phát lên lưới, sản lượng dư này sẽ được bán cho EVN; Ngược lại sẽ có thời điểm sản lượng điện từ hệ thống ĐMT không đáp ứng đủ cho phụ tải thì điện lưới sẽ bù lại phần năng lượng điện còn thiếu đó.
Điện mặt trời độc lập ( Lưu trữ):
Điện năng từ hệ thống ĐMT sinh ra sẽ qua thiết bị sạc để nạp vào hệ thống pin lưu trữ, sau đó điện 1 chiều từ ac quy sẽ qua thiết bị chuyển đổi DC/AC (inverter/ kích điện) biến đổi thành điện xoay chiều để cấp cho các thiết bị.

Điện mặt trời kết hợp hợp hybrid ( Hoà lưới có lưu trữ):
Hệ thống ĐMT hybrid là sự kết hợp của hệ thống ĐMT hoà lưới và ĐMT độc lập. Khi hệ thống ĐMT sản sinh ra công suất lớn hơn nhu cầu cuảt phụ tải thì sẽ nạp vào các bộ lưu trữ để dự phòng trường hợp mất điện hoặc những lúc thời tiết xấu không đủ sản lượng cấp cho thiết bị. trong một số trường hợp nhu cầu phụ tải tăng quá cao, hệ thống ĐMT và lưu trữ không đủ thì lưới điện sẽ là phương án bù lại phần năng lượng còn thiếu đó.