[Báo giá] Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời | Mới nhất

Lắp Điện năng lượng mặt trời giúp cung cấp điện cho các thiết bị trong gia đình, tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng ngày. Nếu sử dụng dư còn có thể bán lại được. Vì vậy mà ngày nay nhiều hộ gia đình hay doanh nghiệp ngày nay đầu tư vào điện mặt trời để thu lời nhuận từ việc bán điện.

lap-dat-pin-nang-luong-mat-troi

Giải pháp lắp Điện năng lượng mặt trời tại Cheapea

Giải pháp lắp đặt hệ thống Điện năng lượng mặt trời của Cheapea giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp,… đã lắp điện mặt trời có thể tiết kiệm điện năng, phát triển kinh tế và nguồn năng lượng xanh. Chúng ta có thể thấy vào những ngày Hè nắng nóng thì hóa đơn tiền điện sẽ tăng vọt do các gia đình đều sử dụng điều hòa, quạt hay các thiết bị điện. Chính vì thế, điện NLMT giúp bạn tiết kiệm được điện năng và bớt phụ thuộc vào EVN.

Lợi ích khi lắp điện năng lượng mặt trời tại CHEAPEA

✅ Tiết Kiệm Chi Phí 🔸 Giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng lên tới 80%
✅ Bảo hành tốt 🔸 Bảo hành chính hãng cho mọi thiết bị mà Cheapea cung cấp
✅ Báo giá minh bạch 🔸 Phần mềm báo giá minh bạch, rõ ràng mọi chi phí
✅ Chất lượng sản phẩm tốt nhất 🔸 Sản phẩm chính hãng, nguyên đai nguyên kiện

Hiện tại, Cheapea là đơn vị tiên phong trong giải pháp lắp Điện năng lượng mặt trời (Solar Power) ở tất cả các tỉnh thành khác trong cả nước. Với hơn 10+ năm kinh nghiệm, CHEAPEA hứa hẹn sẽ mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng với giải pháp lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời chuyên nghiệp.

QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LẮP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hệ thống điện năng lượng mặt trời vận hành đạt hiệu suất cao, an toàn trong suốt 30 năm và hoàn vốn nhanh, phụ thuộc chủ yếu vào đơn vị tư vấn, thiết kế, biện pháp thi công và triển khai, cách lắp đặt và chọn lựa thiết bị.

Tiếp nhận thông tin, tư vấn ban đầu cho khách hàng.

Thông qua các kênh tiếp nhận thông tin của Cheapea như điện thoại, Zalo, email, Facebook, Website, khách hàng đến trực tiếp… nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ tiếp cận và thu thập thông tin ban đầu của khách hàng về địa hình, khí tượng và nhu cầu sử dụng điện…để đưa ra cho bạn giải pháp phù hợp nhất.

Nhân viên cũng sẽ ước tính gói lắp đặt và báo giá chi phí ban đầu cho khách hàng dựa trên thông tin về diện tích mái, kinh phí…

Khảo sát hệ thống, đề xuất giải pháp kỹ thuật, chi phí với khách hàng.

Nhân viên khảo sát của Cheapea sẽ hẹn lịch và đến trực tiếp địa điểm cần lắp đặt của khách để khảo sát, đo đạc thực tế mái nhà phân tích điều kiện sáng, diện tích, góc nghiêng mái nhà, sẽ tham khảo trao đổi thêm với chủ nhà về nhu cầu lắp đặt. Kết hợp tính toán tối ưu nhất các phương án để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Nhân viên khảo sát sẽ bàn bạc, trao đổi lại với nhân viên thiết kế, lên bản vẽ sơ bộ toàn hệ thống.

Ký kết hợp đồng, Chuẩn bị cho triển khai dự án

Sau khi thống nhất và nhận sự đồng ý của khách hàng về gói công suất lắp đặt điện mặt trời cũng như chi phí, chuyên viên kinh doanh Cheapea sẽ soạn thảo hợp đồng và 2 bên cùng ký kết hợp đồng cụ thể.

Hợp đồng sẽ ghi rõ loại tấm pin và công suất sử dụng, loại inverter (như thỏa thuận báo giá), thời gian lắp đặt, thời gian ước tính hoàn thành…

 

 

Lắp đặt và đấu nối hệ thống:

Các kỹ sư và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm & chuyên môn của chúng tôi sẽ đến tiến hành lắp đặt và vận hành hệ thống nhanh và chuẩn xác trong thời gian ngắn nhất như thỏa thuận. Sau khi lắp đặt hoàn thành, vận hành trơn tru, chúng tôi tiến hành gửi hồ sơ đề nghị bán điện lên công ty điện lực, đội ngũ kỹ thuật của Điện lực (EVN) sẽ kiểm tra chất lượng điện và các thông số kỹ thuật của dự án, đạt yêu cầu sẽ tiến hành lắp đặt đồng hồ hai chiều và kí hợp đồng hòa lưới điện.

 

 

Kích hoạt hệ thống giám sát thông minh

Dự án điện mặt điện mặt trời của khách sau khi lắp xong sẽ được giám sát bởi hệ thống giám sát thông minh, giúp theo dõi hệ thống hoạt động như thế nào.

Sau khi lắp đặt xong, chúng tôi sẽ tiến hành kết nối mạng cho hệ thống để theo dõi sản lượng điện.

Đội ngũ kỹ sư của CHEAPEA sẽ cung cấp một tài khoản và hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng để theo dõi sản lượng điện sinh ra mỗi ngày từ hệ thống của mình thông qua kết nối thông minh này.

Bảo trì & bảo dưỡng hệ thống Pin

Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và rộng khắp với nhiều chi nhánh của chúng tôi sẽ đảm bảo khắc phục mọi sự cố trong thời gian sớm nhất.

Tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng khi có sự cố: kỹ thuật viên sẽ thông qua hệ thống giám sát và phản hồi của khách để nắm bắt sự cố.

Nếu lỗi nhỏ có thể hướng dẫn khách khắc phục trực tiếp. Nếu không, kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi để khắc phục nhanh chóng.

 

 

Các vị trí phù hợp để lắp Điện năng lượng mặt trời

ho-gia-dinh-300x300

ĐIỆN MẶT TRỜI GIA ĐÌNH

Điện năng lượng mặt trời gia đình với hệ thống lắp đặt áp mái, gia đình bạn có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

nha-may-1

LẮP ĐIỆN NLMT CHO NHÀ MÁY

Bằng việc sử dụng nguồn điện NLMT, chủ nhà máy, xưởng sản xuất có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư thừa cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

siet-thi-moi

SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Ở các siêu thị và trung tâm thương mại thường có diện tích lớn, đây là điều kiện lý tưởng để đầu tư lắp đặt hệ thống điện NLMT trong tương lai.

toa-nha

VĂN PHÒNG – TÒA NHÀ

Hệ thống điện NLMT áp mái cũng phù hợp cho văn phòng, tòa nhà giúp tiết kiệm đến 90% điện năng cho doanh nghiệp và có thể bán điện cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

LẮP ĐIỆN NLMT CHO TRƯỜNG HỌC – BV

Điện năng lượng mặt trời cho trường học, bệnh viện có thể tiết kiệm đến 90% điện năng và có thể bán lượng điện dư cho EVN với giá 1.940đ/kWh.

san-bay

LẮP ĐIỆN NLMT CHO SÂN BAY – NHÀ GA

Khi triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, có thể tiết kiệm đến 90% việc tiêu thụ điện năng tại các sân bay, nhà ga.

Cấu tạo và chi phí lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới:

Cấu tạo cơ bản của một dự án lắp đặt năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải vì đây vẫn là loại được lắp đặt thay thế hiện nay:

Tấm pin năng lượng

pin-nlmt-jinko-535w
– Chi phí của tấm pin mặt trời thường chiếm khoảng 45% đến 60% tổng chi phí của toàn dự án. Bằng cách chọn loại tấm pin công suất lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian lắp đặt và chọn loại Mono thì cho hiệu suất thu năng lượng tốt hơn. Với những lựa chọn này giúp bạn tối ưu hóa ngân sách gian dài.
– Càng ít tấm thì bạn còn giảm được về chi phí của dây cáp, số lượng ray, thậm chí là cả chi phí bảo trì. Để biết được số tấm cho hệ thống bạn chọn khá đơn giãn, chỉ cần chia tổng công suất của hệ thống cho công suất của tấm pin là sẽ xác định tổng số tấm của hệ.
Ví dụ: bạn lắp hệ 5KW, Pin bạn chọn có công suất 535W thì: Số tấm pin sẽ là: 5.000W/535W = 9.3 (tương đương với bạn cần 10 tấm cho hệ 5KW) CHEAPEA sử dụng pin để lắp đặt các dự án của mình là những thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay như Jinko solar, Longi, AE solar, Canadian solar …Bảo hành tấm pin là 12 năm, bảo hành hiệu suất toàn hệ thống luôn đạt trên 80% trong vòng 25 năm, sẽ thay mới pin nếu không đảm bảo mức hiệu suất này.

Biến tần hòa lưới (INVERTER)

biến tần NLMT
– Thiết bị này sẽ chiếm 15% đến 25% trên tổng chi phí hệ thống. Bộ hòa lưới điện mặt trời được ví như “trái tim” của toàn hệ thống. Vai trò chính của Inverter là biến đổi nguồn điện DC từ mảng năng lượng thành điện xoay chiều hữu ích để sử dụng cho gia đình.
– Đối với một hệ, bạn sẽ chọn công suất của Inverter tương đương với công suất đầu ra của hệ thống. Bạn cũng có thể chọn biến tần lớn hơn để phòng trường hợp mở rộng hệ thống sau này. Biến tần mà chúng tôi sử dụng để lắp đặt là của hãng SOFAR SOLAR, Renac, Canadian, Huawei –  những trong những thương hiệu phổ biến nhất trong lắp điện mặt trời hiện nay. Được bảo hành trong vòng 5 năm. Biến tần năng lượng mặt trời thường được đặt ở vị trí dễ tiếp cận, gần với các mô-đun.
– Trong một ứng dụng, biến tần thường được gắn vào bên ngoài của ngôi nhà gần bảng điện chính hoặc bảng phụ. Vì các bộ biến tần có thể tạo ra một ít tiếng ồn, vì vậy nên được xem xét khi chọn vị trí.

Cấu trúc khung, giá đỡ

khung-gian-tam-pin-nang-luong-mat-troi
– Thành phần này chiếm từ 8% đến 15% tổng chi phí của 1 hệ thống. Chi phí này sẽ khác nhau tùy vào cấu trúc lắp đặt, vị trí lắp đặtNó đóng vai trò hỗ trợ, làm giá đỡ cho các tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất. Thường được làm thép hoặc nhôm.
– Thông thường, nó có sự kết hợp của thanh ray, kẹp cuối, kẹp giữa, giá đỡ… Trong hầu hết các hệ thống, các tấm pin mặt trời được đặt trên mái nhà. Một địa điểm lý tưởng sẽ không có bóng râm trên các tấm pin, đặc biệt là trong giờ nắng chính từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiếu; lắp đặt hướng về phía nam thường sẽ cung cấp tiềm năng tối ưu cho hệ thống của bạn.
– Cây cối hoặc các yếu tố khác tạo ra bóng râm che khuất các tấm pin trong ngày sẽ làm giảm đáng kể sản lượng điện. Trong một tấm pin, nếu chỉ cần một trong số 36 tế bào của nó bị che, sản lượng điện sẽ giảm hơn một nửa.
– Các nhà thầu lắp đặt có kinh nghiệm như CHEAPEA khi bắt đầu lắp đặt sẽ xác định cẩn thận các khu vực bị bóng râm để tránh tình trạng này.

Các phụ kiện khác

phu kien he thong dien mat troi
Các phụ kiện lắp đặt còn bao gồm dây cáp, phụ kiện nối dây, thiết bị đo, bộ ngắt và công tắc. Nó thường tổng hợp tới 10-20% tổng chi phí.

Cáp nguồn AC:

– Nên chọn cáp bọc thép 4 lõi bằng đồng, cáp sẽ kết nối biến tần với hộp phân phối điện.

Cáp DC:

– Đây phải là một cáp bằng đồng lõi đơn sẽ kết nối các dây với biến tần.

Cầu dao và công tắc:

– Kích thước chính xác của các bộ ngắt được lắp đặt trên bảng phân phối AC là rất quan trọng. Luôn kiểm tra dòng điện đầu ra tối đa của biến tần. Từ đó, bạn có thể xác định kích thước của bộ ngắt bạn sẽ cần.

Bộ giám sát công suất:

– Đối với hệ hòa lưới bám tải cần phải có thiết bị này. Đối với hệ 1 pha thì dùng Chint 1 pha, đối với hệ 3 pha thì dùng Chint 3 pha.

Bộ giám sát:

– Mục đích chính của nó là để đo lường hệ thống của bạn đã tạo ra bao nhiêu kWh Bảo hành tủ điện tích hợp, Bộ giám sát: 6 tháng

Hệ thống giám sát:

– Để xác minh hiệu suất của hệ thống PV của bạn, một hệ thống giám sát sẽ cho chủ nhà biết lượng điện được tạo ra mỗi giờ. Hệ có thể xác định các thay đổi hiệu suất tiềm năng.

Các gói lắp đặt sẽ bao gồm trọn gói từ thiết bị đến chi phí thi công.

CHI PHÍ LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Cách dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời:

Về cơ bản có 2 cách để xác định chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới cho gia đình như sau:

1. Cách thứ nhất:

Chi phí đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới có thể được tính theo kWp, 1kWp = 2 – 3 tấm pin mặt trời có thể tạo ra 4-5kWh/ngày. Như vậy, với 1kWp sẽ tạo ra được 150 kWh tương đương với 150 số điện/tháng.

Hiện nay, trung bình 1kWp thường có giá dao động từ 13-15 triệu đồng, như vậy dựa vào số điện gia đình đang sử dụng hàng tháng và số điện mà 1kWp tạo ra, bạn hoàn toàn có thể tính được số kWp phù hợp cho gia đình mình.

2. Cách thứ hai:

Bên cạnh việc tính toán chi phí đầu tư điện năng lượng mặt trời dựa theo kWp, bạn có thể dự tính chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bằng cách kiểm tra chi phí tiền điện hàng tháng mà bạn phải trả.

Trường hợp 1: Chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng dưới 1 triệu đồng.

Với mức hóa đơn tiền điện trung bình dưới 1 triệu đồng/tháng bạn có thể đầu tư điện năng lượng mặt trời 3,24 kWp khả năng tạo ra 390kWh = 390 số điện với mức chi phí đầu tư khoảng 42-48 triệu đồng.

Trường hợp 2: Chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng trên 1 triệu đồng.

Với hóa đơn tiền điện trung bình trên 1 triệu đồng/tháng bạn có thể đầu tư điện năng lượng mặt trời từ 3,24 kWp-10,8 kWp. Trong đó chi phí 1 kWp dao động trong khoảng từ 13 – 15 triệu đồng mức giá này phụ thuộc vào vật tư lựa chọn, vị trí lắp đặt, kết cấu mái năng lượng mặt trời.

Đặc biệt, với hệ thống điện NLMT có công suất lớn thì thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm và có thể sinh lời từ chính hệ thống điện NLMT mà mình đầu tư.

TÍNH TOÁN LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI

Vui lòng nhập thông tin liên hệ để nhận kết quả và được hỗ trợ tư vấn miễn phí từ CHEAPEA nhé

Thông tin hệ thống điện mặt trời phù hợp với bạn

Vậy lắp hệ thống điện mặt trời giá bao nhiêu? Các thành phần tác động đến giá của hệ thống điện năng lượng mặt trời thế nào?

Dự toán chi phí các thành phần của hệ thống Điện năng lượng mặt trời:

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cấu tạo cơ bản của một hệ thống hòa lưới, vì ở nước ta phổ biến nhất vẫn sử dụng loại hệ này.

Thành phần Thương hiệu Chi phí
Tấm pin năng lượng mặt trời ( Solar panel) AE Solar, Canadian Solar, LONGi Chiếm khoảng 60% tổng chi phí
Bộ hòa lưới (inverter) SMA, Sungrow, Huawei Chiếm khoảng 20% tổng chi phí
Junction Box, tủ điện DC, AC, phụ kiện khác CHEAPEA Chiếm khoảng 5% tổng chi phí
Khảo sát, thiết kế CHEAPEA Miễn phí
Thi công, lắp đặt CHEAPEA Chiếm khoảng 5% tổng chi phí
Dịch vụ bảo hành, hậu mãi CHEAPEA Miễn phí
Khung giàn, giá đỡ CHEAPEA Chiếm khoảng 10% chi phí. Mái tôn sẽ chiếm ít chi phí nhất sau đó đến mái bằng, mái ngói.

Bảng giá lắp đặt Điện mặt trời tại nhà cho hộ gia đình:

Công suất hệ Số tấm pin Diện tích Sản lượng/tháng Giá tham khảo
ĐMT hòa lưới áp mái 3kW 7 18 m2 340-430 kWh 40-48 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 5kW 12 30 m2 570-710 kWh 65-80 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 7kW 16 42 m2 800-1000 kWh 90-105 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 8kW 18 48 m2 910-1140 kWh 100-120 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 10kW 24 60 m2 1140-1420 kWh 120-140 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 12kW 28 70 m2 1370-1700 kWh 145-175 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 15kW 34 85 m2 1700-2130 kWh 180-215 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 20kW 45 110 m2 2280-2850 kWh 240-280 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 25kW 56 140 m2 2850-3560 kWh 300-350 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 30kW 68 170 m2 3420-4270 kWh 360-420 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 40kW 90 220 m2 4560-5700 kWh 450-520 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 50kW 110 280 m2 5700-7120 kWh 550-620 triệu đ

Bảng giá lắp đặt Điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp:

Công suất hệ Số tấm pin Diện tích Sản lượng/tháng Giá tham khảo
ĐMT hòa lưới áp mái 100-300kWp 220-660 560-1680 m2 11400-42720 kWh 11,5-12,5 triệu đ/kWp
ĐMT hòa lưới áp mái 300-1000kWp 660-2300 1680-5600 m2 34200-142000 kWh 11-12 triệu đ/kWp
ĐMT hòa lưới áp mái >1000kWp (1 MWP) >2300 >6000 m2 >114000 kWh 10,5-11,5 triệu đ/kWp

Thường thì chi phí lắp điện NLMT sẽ ngày càng rẻ. Để nhận báo giá rẻ nhất và chuẩn xác nhất quý khách vui lòng liên hệ với Cheapea để được tư vấn miễn phí về khung giá, hướng dẫn tính toán chi phí sơ bộ, được báo giá chi phí lắp điện mặt trời mới nhất và chính xác nhất tại khu vực của bạn.

Cách tính toán chi phí:

Dưới đây là 2 cách để ước lượng chi phí lắp điện mặt trời dành cho hộ gia đình và doanh nghiệp:

Dành cho Hộ gia đình:

Thông thường để tính toán chi phí lắp đặt cho một hộ gia đình, chúng ta sẽ dựa trên số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình đó sử dụng.

Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí:

  • Số tiền điện trung bình/tháng < 1 triệu đồng.
  • Số tiền điện trung bình/ tháng > 1 triệu đồng.

Trong trường hợp này thì bạn có thể cân nhắc hệ thống có công suất 3-5kWp.

Bạn có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 4~10 kWp. Có thể còn xem xét thêm các yếu tố về không gian lắp đặt và tài chính.

(Trung bình 1KWP sẽ tạo ra 4-5KWh trong ngày ~ 1 hệ thống 5KWp sẽ tạo ra 20-25KWh/ngày)

Dành cho các doanh nghiệp:

Với mục đích hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng chọn giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả từ điện mặt trời hòa lưới, vừa giúp tiết kiệm chi phí vận hành, vừa nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp lắp điện mặt trời như một khoản đầu tư.

Các doanh nghiệp có thể chọn kích thước hệ thống từ 5KW, nhưng thông thường sẽ từ 10KW, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất sẽ thường đầu tư kích thước lớn hơn.

Và tất nhiên, lựa chọn kích thước càng lớn thì chi phí cho từng KW sẽ có giá tốt hơn.


Mọi chi tiết quý khách hàng hãy liên hệ với CHEAPEA thông qua các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

logo

CÔNG TY TNHH TM&DV CHEAPEA
Địa chỉ: 564 Liên Phường, TP Thủ Đức, TPHCM
Điện thoại: 0949 17 2016
Fax: 0949 17 2016
Email: info@cheapea.vn
Website: https://cheapea.vn

Theo dõi Cheapea tại:

 

4.9/5 - (43 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận