Bạn đang gặp phải những thắc mắc về Hosting là gì và những vấn đề cần quan tâm khi chọn mua gói Hosting? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây
Hosting là gì?
Hosting hay Web hosting là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ server giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website, hoặc ứng dụng trên internet. Khi sử dụng hệ thống hosting, bạn đặt lên server (hay còn gọi là máy chủ) của nhà cung cấp các tệp dữ liệu cần thiết để website hay ứng dụng online của bạn chạy được. Hãy cùng CHEAPEA tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết khác về hosting là gì nhé!
Những nhà cung cấp hosting chịu trách nhiệm giữ các server (máy chủ vật lý) hoạt động liên tục. Đồng thời cũng đảm bảo việc cung cấp hosting diễn ra suôn sẻ. Họ sẽ chống xâm nhập máy chủ, đồng thời xử lý dữ liệu (văn bản, nội dung, hình ảnh, files) từ hosting đến trình duyệt người dùng.
Cách thức hoạt động của Web Hosting là gì?
Web Hosting sẽ hoạt động trên nguyên lý cho phép lưu trữ các tập tin dữ liệu từ Website cá nhân, tổ chức lên hệ thống mạng máy tính có hiệu suất vận hành cao (high-powered computers) được kết nối tới hệ thống internet toàn cầu. Khi mọi người gõ vào địa chỉ Website, hệ thống internet toàn cầu kết nối tới máy chủ Web chứa dữ liệu Website và chuyển thông tin Website trở lại máy tính cá nhân. Nhờ cơ chế như vậy, mọi người có thể trải nghiệm Website truy cập theo như ý muốn.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ Hosting thì nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho Server hoạt động tốt, chống được các cuộc tấn công mạng, đồng thời phải đảm bảo sở hữu đội ngũ nhân viên dịch vụ còn có những kiến thức chuyên sâu, am hiểu về quản trị hệ thống mạng.
Tính năng của Web Hosting là gì?
– Tên miền (Domain): Tên miền sẽ giúp Website dễ dàng hiển thị trên Internet hơn là thông qua giao thức mã hóa IP truyền thống.
– Dung lượng lưu trữ: Thông số này đại diện cho khả năng lưu trữ dữ liệu trên Website. Khi dung lượng lưu trữ đã dùng hết, Website sẽ vận hành rất chậm .
– Băng thông: Băng thông mô tả lượng dữ liệu thông qua Website được phép truyền tải trong một thời gian nhất định.
– Bảo mật và sao lưu : Cơ chế bảo mật và sao lưu giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn và phục hồi nhanh chóng khi có trường hợp xấu xảy ra
– Các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web.
– Các dịch vụ email như POP3 email, email forwarding,…
Các loại Web Hosting phổ biến
Sau khi hiểu rõ Web Hosting là gì, bạn cần phải biết có những loại Hosting phổ biến nào để lựa chọn ra một dịch vụ Web Hosting phù hợp nhất.
– Dedicated Server: Với loại hình này, bạn sẽ thuê một máy chủ vật lý riêng và được toàn quyền sử dụng máy chủ đó. Dedicated Server sẽ phù hợp với những Website có lượng truy cập cực lớn vì vậy chi phí thường cao và đòi hỏi có một quản trị viên máy chủ để quản lý các loại hình lưu trữ.
– Virtual Private Server (VPS): Tương tự như Dedicated Server, VPS là máy chủ ảo riêng được sinh ra bởi một máy chủ vật lý. VPS có lượng tài nguyên riêng và có thể chia ra để lưu trữ nhiều trang Web riêng biệt khác.
– Shared Hosting: Một máy chủ được chia thành nhiều không gian lưu trữ Web với những tài khoản có những giới hạn quyền hạn nhất định: không gian đĩa, cơ sở dữ liệu và băng thông. Nhờ giá rẻ và dễ sử dụng, Shared Hosting được sử dụng phổ biến cho những trang web vừa và nhỏ.
– WordPress Hosting: Là một dạng của Shared Hosting, loại Hosting này được thiết kế riêng cho Website WordPress. Các server sẽ được thiết kế với cấu hình riêng, có site gắn plugin được cài sẵn. Nhờ vậy, Website của bạn sẽ tải nhanh hơn. Loại hình này cũng rất rẻ và dễ sử dụng.
– Cloud Hosting: Đây là dạng Hosting mà dữ liệu và ứng dụng được vận hành trên công nghệ điện toán đám mây nên tốc độ truy cập nhanh hơn và bảo mật cũng tốt hơn rất nhiều so với các loại Hosting khác.
Dù ra đời sau các dạng lưu trữ truyền thống khác nhưng Cloud Hosting lại có rất nhiều điểm mạnh để trở thành sự lựa chọn được ưa chuộng nhất hiện nay.
Vai trò của Web Hosting là gì với doanh nghiệp hiện nay?
Web Hosting có thể coi là trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp vận hành Website hiệu quả và an toàn khỏi các sự cố. Hoặc trong tình huống có sự cố xảy ra, các nhà cung ứng dịch vụ Hosting luôn có nhiệm vụ xử lý và giải quyết cho khách hàng.
So với việc bỏ ra một khoản chi phí lớn vào đầu tư máy chủ, đội ngũ nhân viên IT, thuê không gian lưu trữ máy chủ hoặc thuê đường truyền mạng riêng, lựa chọn sử dụng dịch vụ Hosting là bước đi sáng suốt của doanh nghiệp.Thêm vào đó, dịch vụ Web Hosting còn giúp doanh nghiệp SEO cực kỳ hiệu quả.
Lúc này, tên miền Hosting giúp Web dễ dàng được tìm kiếm ra hơn và tiện cho việc quản lý danh sách Website vệ tinh phục vụ dự án. Như thế, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được giới thiệu đến tất cả những khách hàng tiềm năng.
Hosting tác động đến SEO như nào?
Tôi được biết rằng, Web Hosting cũng là một trong những yếu tố Google xem xét đến khi quyết định Website nào sẽ hiển thị cho truy vấn tìm kiếm.
- Tốc độ trang Web: Nếu bạn chọn gói Hosting kém chất lượng, trang Web có thể tải chậm. Nó sẽ khiến trải nghiệm khách hàng kém đi, và còn có thể bị các công cụ tìm kiếm phạt, thứ hạng của trang trong kết quả tìm kiếm bị giảm xuống.
- Website luôn hoạt động: Dịch vụ Hosting chất lượng, có cơ sở hạ tầng mạnh sẽ sẽ đảm bảo trang Web hoạt động 24/7. Nếu trang Web của bạn bị chuyển chế độ ngoại tuyến do sự cố Hosting, bạn sẽ có nguy cơ mất khách hàng tiềm năng, mất lượng Traffic đáng kể. Tình trạng này thường xuyên xảy ra thì Google sẽ gắn cờ trang Web của bạn, có thể loại bỏ trang Web của bạn khỏi kết quả tìm kiếm.
- Bảo mật: Một trang Web với nhà cung cấp Hosting kém chất lượng, không có độ bảo mật tốt sẽ dễ đánh mất niềm tin nơi khách hàng. Thêm vào đó, những Website có thể bị tấn công, nhiễm phần mềm độc hại. Thậm chí, tôi còn từng gặp trường hợp có Website bị liệt vào danh sách Web đen, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc SEO.
- Nhà cung cấp và sự hiểu biết về SEO: Tin tôi đi, nếu nhà cung cấp Hosting thiếu kiến thức về SEO thì họ có thể làm ảnh hưởng quá trình SEO của bạn. Điển hình như một trang Web có Robot.txt giúp quản lý công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nhà cung cấp lại không biết và xóa File đi. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu hình của Website.
Gói Hosting nào phù hợp nhất với Website WordPress?
Managed WordPress Hosting là một trong những Hosting dành riêng cho Web WordPress
Tôi xin chia sẻ một số thông tin về 2 gói Hosting chuyên dụng phổ biến cho Web WordPress hiện nay.
Cloud Hosting WordPress: Đối với các trang Web WordPress thì đây là dịch vụ lưu trữ đám mây tối ưu hóa nhất. Dịch vụ này rất phù hợp nếu bạn muốn tạo Website giới thiệu công ty, bán hàng, tin tức, thương mại điện tử,…
Managed WordPress Hosting (MWP): Có khả năng giúp đơn giản hóa nhiều thao tác kỹ thuật. Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí nhân sự. Khi sử dụng gói Hosting này, bạn sẽ được hỗ trợ tối đa các vấn đề kỹ thuật liên quan đến WordPress. Trang Web của bạn sẽ được tăng cường bảo mật, tối ưu tốc độ tải, tối ưu SEO,…
Các thông số cần biết trong hosting
- Dung lượng lưu trữ (Storage): Sẽ có hai loại HDD và SSD. SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD. Vì thế cùng 1 dung lượng như đôi SSD sẽ có giá cao hơn HDD.
- Hệ điều hành: Sẽ có 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Nếu bạn muốn vận hành website WordPress tốt, hãy chọn Linux.
- Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ.
- Băng thông: Băng thông hay Bandwidth là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.
- Addon Domain: Lượng Addon Domain bạn có thể thêm vào host
- Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo.
- Các tham số bảo mật (mã hóa kênh truyền SSL, các add-on antivirus quét mã độc)
- Sao lưu, phục hồi: Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần.