Hiện nay việc sử dụng điện năng lượng mặt trời thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, phát triển kinh tế. Hệ thống năng lượng mặt trời là gì? Các loại hệ thống phổ biến hiện nay? Nguyên lý hoạt động? Ưu điểm, nhược điểm như thế nào? Lợi ích ra sao? Cùng CHEAPEA tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích qua bài viết này nhé!!!
Hệ thống năng lượng mặt trời là gì?
Hệ thống năng lượng mặt trời là bao gồm hệ thống sử dụng tấm pin quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời) và một số thành phần khác, hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Năng lượng mặt trời cung cấp một nguồn năng lượng vô hạn, không sinh ra khí thải CO2 và đặc biệt là không mất chi phí khi sử dụng, bởi vậy đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch, đáng tin cậy và mang lại nhiều giá trị cho con người.
Cấu tạo cơ bản về hệ thống năng lượng mặt trời
Về cơ bản, hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ có những bộ phận cấu thành như sau:
– Tấm pin năng lượng mặt trời: Pin năng lượng mặt trời được chia làm 8 bộ phận gồm: khung nhôm, kính cường lực, lớp màng EVA, solar cell, tấm nền pin (phía sau), hộp đấu dây (junction box), cáp điện, Jack kết nối MC4.
– Bộ chuyển đổi (Inverter): Là bộ chuyển điện có chức năng biến đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).
– Tủ điện: Là hộp chứa các thiết bị gồm CB, Role, kết nối các inverter để truyền tải hoặc đóng ngắt mạch điện nhằm bảo vệ quá tải, sụt áp hệ thống điện cung cấp cho các thiết bị.
– Hệ thống giám sát từ xa qua internet smartphone: Dùng để kiểm soát và giám sát hệ thống dàn pin năng lượng mặt trời thông qua phần mềm, điều khiển giao tiếp ở bất kỳ nơi đâu miễn là có mạng internet.
– Khung giá đỡ và các thiết bị phụ điện: Là hệ thống khung và các thiết bị phụ hỗ trợ cố định các tấm pin vào phần mái được lắp đặt nhằm đảm bảo các tấm pin tiếp cận được ánh sáng mặt trời tối đa công suất.
– Đồng hồ đo đếm điện 2 chiều: Dùng để đo lường điện năng lượng mặt trời sản sinh và sản lượng điện bán ra cho EVN.
– Pin dự trữ: sử dụng điện áp pin 12V, 24V, 36V, 48V hoặc 60V để lưu trữ điện khi pin mặt trời không sản xuất điện
Hệ thống năng lượng mặt trời phổ biến hiện nay trên thị trường
Hệ thống hòa lưới có lưu trữ
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ hay còn gọi là hệ thống nối lưới có lưu trữ. Cũng giống như hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập nhưng lại được nối thêm vào lưới thông qua biến tần thông minh. Khi năng lượng mặt trời được biến đổi thành điện năng, 1 phần điện năng được sạc đầy cho ắc quy để sử dụng khi gặp sự cố mất điện, phần điện còn lại sẽ được biến tần thông minh biến đổi thành dòng điện xoay chiều AC và được hòa vào lưới và bán cho điện lưới quốc gia.
Nguyên lý hoạt động hệ thống hòa lưới có lưu trữ
– Được hoạt động giống với hệ thống hòa lưới. Tuy nhiên, dòng điện AC ưu tiên lưu trữ đầy vào ắc quy, còn các thiết bị khác sẽ được cung cấp bởi lưới điện.
– Khi ắc quy đầy, dòng điện sẽ chuyển qua bộ kích điện hòa lưới và tiếp tục quy trình như điện hòa lưới.
– Khi mất điện lưới, bộ kích điện hòa lưới sẽ lấy điện được dự trữ trong bình ắc quy, chuyển nguồn cung cấp cho các thiết bị.
– Khi có điện lưới trở lại, bình ắc quy được nạp đầy thì hệ thống tự động chuyển sang chế độ hòa lưới bình thường.
Hệ thống hòa lưới
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới hay còn gọi là hệ thống nối lưới. Là hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời thành dòng điện 1 chiều DC thông qua tấm pin năng lượng, dòng điện 1 chiều DC này được biến tần biến đổi thành dòng điện AC để hòa vào lưới điện quốc gia. Các thiết bị điện gia dụng đều sử dụng dòng điện xoay chiều AC.
Nguyên lý hoạt động hệ thống hòa lưới
– Tấm pin hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra điện 1 chiều (DC).
– Dòng điện 1 chiều DC đi qua inverter (biến tần) chuyển thành dòng điện AC cùng pha, cùng tần số với điện lưới.
– Sau đó, dòng điện AC đi đến tủ điện để cung cấp cho các thiết bị
– Khi điện mặt trời tạo ra nhiều hơn lượng cần thiết, điện dư sẽ được đưa lên lưới.
– Nếu không đủ, sẽ lấy thêm điện từ lưới bù vào, để cung cấp cho các thiết bị
Hệ thống độc lập
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập hay còn gọi là hệ thống điện tắt lưới. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là hệ thống chuyển hóa năng lượng mặt trời thông qua tấm pin năng lượng, phần điện năng 1 chiều DC sau đó được lưu trữ trong bình ắc quy sau đó được biến tần biến đổi thành dòng điện AC để sử dụng cho các thiết bị điện gia dụng mà không được nối vào điện lưới. Hệ thống này phù hợp cho những nơi không có điện lưới.
Nguyên lý hoạt động hệ thống độc lập
– Tấm pin hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra điện 1 chiều DC.
– Dòng điện đi qua điều khiển sạc năng lượng mặt trời nạp vào bộ lưu trữ ( bình ắc quy).
– Điện 1 chiều từ bộ lưu trữ cung cấp trực tiếp cho thiết bị DC hay đi qua bộ chuyển đổi cung cấp thiết bị AC.
Ưu, nhược điểm hệ thống năng lượng mặt trời
Ưu điểm hệ thống năng lượng mặt trời
– Nguồn năng lượng tái tạo và miễn phí
Khác với tất cả các nguồn nhiên liệu truyền thống có trữ lượng hữu hạn như: than đá, dầu mỏ, khí đốt…, năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng có thể tái tạo và vô cùng dồi dào. Ánh sáng mặt trời có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới cũng như thời gian xuất hiện hàng ngày rất nhiều, vì vậy chúng ta có thể tận dụng chúng ở mọi thời điểm có được và hoàn toàn miễn phí.
– Giúp bạn tiết kiệm tiền và thu hồi vốn nhanh
Nguồn điện sinh ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được những nhu cầu năng lượng của bạn với điện, từ đó làm giảm đáng kể chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng. Hơn nữa, nếu như điện sản xuất của bạn lớn hơn điện sinh hoạt thì bạn không cần phải trả tiền điện mà còn có thể bán điện ngược lại cho EVN để tạo nguồn thu nhập thụ động, cũng như hoàn vốn đầu tư dự án điện mặt trời nhanh chóng.
– Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường
Trong quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời, về cơ bản hệ thống này không phát sinh các loại khí thải độc hại vào khí quyển. Vì vậy năng lượng mặt trời không đóng góp cho sự nóng lên toàn cầu, mưa axit hoặc sương mù cũng như góp phần tích cực vào việc giảm phát thải khí nhà kính có hại.
– Chi phí bảo trì thấp
Hầu hết các nhà sản xuất cung cấp bảo hành 25 năm cho những tấm pin và chi phí để bảo hành, vệ sinh… cũng không mất quá nhiều chi phí, chỉ cần bạn giữ chúng tương tối sạch sẽ.
Nhược điểm hệ thống năng lượng mặt trời
– Chi phí đầu tư lớn
Chi phí lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời hoàn chỉnh bao gồm các chi phí cho các tấm pin mặt trời, biến tần inverter, hệ thống dây điện… tương đối cao. Tuy nhiên thời gian hoàn vốn nhanh lại khiến cho mọi người quyết định lắp đặt hệ thống. Thông thường chỉ sau từ 5 – 6 năm, bạn đã có thể hoàn vốn và sau đó sử dụng hệ thống điện mặt trời miễn phí.
– Phụ thuộc vào thời tiết
Các tấm pin mặt trời phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời để thu thập năng lượng. Do đó, hệ thống năng lượng sẽ bị ảnh hưởng tới hiệu suất trong những ngày nhiều mây hay khi trời mưa. Bên cạnh đó hệ thống cũng không thể sản sinh ra điện năng trong trời tối.
– Sử dụng nhiều không gian
Các tấm pin mặt trời đòi hỏi nhiều không gian và một số mái nhà không đủ lớn nếu bạn muốn lắp nhiều tấm pin để tăng sản lượng sản xuất điện. Chính vì vậy, khi khách hàng có ý định lắp đặt hệ thống cần thông báo cho tư vấn viên diện tích mái nhà cũng như số điện tiêu thụ hàng tháng để kỹ thuật viên lên phương án công suất lắp đặt phù hợp với gia đình của bạn.
Có nên lắp hệ thống năng lượng mặt trời không
Hiện nay chính phủ đã và đang có nhiều chính sách tích cực khuyến khích nhân dân lắp đặt sử dụng và phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà. Người dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho EVN đối với hình thức lắp trên mái nhà nên việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời sẽ đem lại lợi ích lớn nhất về mặt kinh tế.
Một nguyên nhân khác tác động lớn đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái của các hộ gia đình là chi phí đầu tư hiện nay đã giảm đáng kể, mức giảm từ 30%-50%. Trước đây đầu tư 3 KWp điện mặt trời áp mái phải tốn chi phí từ 90-100 triệu đồng, nay chỉ còn khoảng 40-50 triệu đồng.
Do vậy với những lợi ích như tiết kiệm tiền điện hằng tháng từ 30%-50%, khả năng hoàn vốn 4-5 năm và thời gian sử dụng, bảo hành pin mặt trời lên đến 20 năm, các hộ gia đình, doanh nghiệp thương mại, cơ sở sản xuất nên đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Mọi chi tiết quý khách hàng hãy liên hệ với CHEAPEA hoặc xem thêm các dòng sản phẩm của chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TM&DV CHEAPEA
Địa chỉ: 564 Liên Phường, TP Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0949 17 2016
Fax: 0949 17 2016
Email: info@cheapea.vn
Website: https://cheapea.vn
Theo dõi Cheapea tại: